+++Diễn Đàn Tập Thể Lớp A2+++

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
+++Diễn Đàn Tập Thể Lớp A2+++

Tập Thể Lớp A2


    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    traunuochamchoi
    traunuochamchoi
    QUẢN TRỊ VIÊN
    QUẢN TRỊ VIÊN


    Tổng số bài gửi : 76
    Age : 33
    Registration date : 12/05/2007

    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG) Empty DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    Bài gửi by traunuochamchoi 13/05/08, 11:25 pm

    I. Cấp tế bào



    Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều cấu tạo từ tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào. Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, bào quan, các yếu tố này tạo nên 3 thành phần cấu trúc là: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.



    1. Các phân tử



    Các phân tử có trong tế bào là các chất vô cơ như các muối vô cơ, nước và các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ đơn phân tập hợp tạo thành các chất hữu cơ đa phân nhờ phản ứng trùng ngưng.



    2. Các đại phân tử



    Chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic là các chất đa phân (gồm các đơn phân như axit amin, nuclêôtit) có vai trò quyết định sự sống của tế bào nhưng chúng chỉ thực hiện được chức năng của mình trong tổ chức tế bào. Các phân tử và đại phân tử tập hợp lại tạo nên các bào quan.



    3. Bào quan



    Là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào. Ví dụ, ribôxôm gồm rARN và prôtêin, có chức năng là nơi tổng hợp prôtêin.



    II. Cấp cơ thể



    Cơ thể là cấp tổ chức có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.



    1. Cơ thể đơn bào



    Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ, con amip tuy chỉ là một tế bào nhưng hoạt động như một cơ thể sống toàn vẹn.



    2. Cơ thể đa bào



    Khác cơ thể đơn bào ở chỗ chúng cấu tạo gồm rất nhiều tế bào. Ví dụ, cơ thể người có khoảng tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào không giống nhau mà chúng phân hoá tạo nên rất nhiều loại mô khác nhau có chức năng khác nhau.

    Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại (và các sản phẩm của tế bào) cũng thực hiện một chức năng nhất định.



    Trong cơ thể, nhiều mô khác nhau tập hợp lại thành cơ quan; nhiều cơ quan tập hợp thành một hệ cơ quan, thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.



    Cơ thể là một thể thống nhất. Cơ thể tuy gồm nhiều cấp tổ chức như tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan nhưng hoạt động rất hoà hợp thống nhất nhờ sự điều hoà và điều chỉnh chung, do đó cơ thể có thể thích nghi được với điều kiện sống thay đổi.



    * Nếu tế bào cơ tim, mô tim, quả tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể chúng có hoạt động sống được không? Tại sao?



    III. Cấp quần thể - Loài



    Các cá thể thuộc cùng một loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên quần thể sinh vật.



    Quần thể được xem là đơn vị sinh sản và tiến hoá của loài. Trong một quần thể chỉ tồn tại những cá thể cùng loài có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu thụ.



    IV. Cấp quần xã



    Quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Như vậy, trong tổ chức quần xã có mối tương tác giữa các cá thể (cùng loài hoặc khác loài) và mối tương tác giữa các quần thể khác loài. Ở cấp quần xã, các sinh vật giữ được cân bằng trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.



    V. Cấp hệ sinh thái - Sinh quyển



    1. Hệ sinh thái



    Sinh vật và môi trường trong đó chúng sống tạo nên một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tưoơg tác với môi trường sống của chúng.



    2. Sinh quyển



    Tập hợp tất cả hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái đất, là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống.



    Hệ sống là hệ mở có tổ chức phức tạp theo nhiều cấp tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống. Người ta thường phân biệt các cấp tổ chức chính thể hiện sự sống như: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.



    Tế bào được xem là cấp tổ chức cơ bản, sinh quyển được xem là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống.



    Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hoá.

    traunuochamchoi
    traunuochamchoi
    QUẢN TRỊ VIÊN
    QUẢN TRỊ VIÊN


    Tổng số bài gửi : 76
    Age : 33
    Registration date : 12/05/2007

    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG) Empty Re: DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    Bài gửi by traunuochamchoi 13/05/08, 11:33 pm

    1. Khái niệm về giới sinh
    vật




    Giới (Regnum) được xem như đơn vị phân
    loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có
    chung những đặc điểm nhất định.


    Có bao nhiêu giới sinh vật? Đó là câu hỏi khó
    trả lời chính xác. Vào thế kỉ XVIII ông tổ
    của ngành phân loại học Cac Linê chia tất cả
    sinh vật thành 2 giới là: giới Thực vật và
    Động vật.


    Giới Thực vật bao gồm những sinh vật mà
    tế bào của chúng có thành xenlulôzơ, sống tự dưỡng
    quang hợp, sống cố định.


    Giới Động vật bao gồm những sinh vật
    mà tế bào của chúng không có thành xenlulôzơ, sống
    dị dưỡng, có đời sống di chuyển. Đến
    thể kí XIX, vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm,
    tảo được xếp vào giới Thực vật, còn
    động vật nguyên sinh được xếp vào
    giới Động vật.



    2. Hệ thống 5 giới sinh vật



    Đến thế kỉ XX Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis)
    đề nghị xếp các sinh vật vào 5 giới là
    giới Khởi sinh (Monera) gồm vi khuẩn; giới Nguyên
    sinh (Protista) gồm động vật nguyên sinh (còn gọi
    là động vật đơn bào), tảo và nấm
    nhầy; giới Nấm (Fungi), giới Thực vật (Plantae)
    và giới Động vật (Animalia).


    Sự phân chia sinh vật thành 5 giới là tương
    đối hợp lí và được công nhận
    rộng rãi trong thời gian dài



    II. Các bậc phân loại trong
    mỗi giới




    Các giới sinh vật là vô cùng đa dạng. Để
    nghiên cứu chúng, các nhà khoa học phải dựa vào các
    tiêu chí về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản…
    để sắp xếp chúng vào bậc phân loại và
    đặt tên.



    1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ
    thấp đến cao




    Loài – chi (giống) - họ - bộ - lớp – ngành -
    giới. Bất kì một sinh vật nào cũng đều
    được sắp xếp vào một loài nhất định.
    Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành một chi,
    nhiều chi thân thuộc tập hợp thành một họ,
    nhiều họ thân thuộc tập hợp thành một
    bộ, nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành
    một lớp, nhiều lớp thân thuộc tập hợp
    thành một ngành, nhiều ngành thân thuộc tập
    hợp thành một giới.



    2. Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép (theo
    tiếng Latinh)




    Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là
    tên loài (viết thường). Ví dụ, loài người
    được đặt tên là Homo sapiens.



    III. Đa
    dạng sinh vật




    Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa
    dạng loài. Hiện nay, người ta đã thống kê,
    mô tả được khoảng 1,8 triệu loài, trong
    đó có khoảng 100 nghìn loài nấm, 290 nghìn loài
    thực vật và trên 1 triệu loài động vật (theo
    N.A. Campbell và J.B. Reece. 2005). Càng ngày, các nhà phân loại
    học càng phát hiện thêm nhiều loài mới và người
    ta ước tính có thể có đến 30 triệu loài
    sống trong sinh quyển. Riêng ở Việt

    Nam


    , trong 10 năm gần đây các nhà sinh học đã phát
    hiện ra hàng chục loài mới.



    Ngoài ra, đa dạng sinh vật còn thể
    hiện ở đa dạng quần xã và đa dạng
    hệ sinh thái. Mỗi một quần xã, một hệ sinh
    thái có đặc thù riêng trong quan hệ nội bộ sinh
    vật và quan hệ với môi trường. Loài, quần
    xã, hệ sinh thái luôn biến đổi nhưng luôn
    giữ là hệ cân bằng tạo nên sự cân bằng
    trong toàn bộ sinh quyển.



    Do con người khai thác quá mức, không có kế
    hoạch các nguồn tài nguyên sinh vật phục vụ cho
    sản xuất và đời sống, nên đã làm cạn
    kiệt tài nguyên sinh vật, mất cân bằng sinh thái và
    giảm độ đa dạng sinh vật.



    Ô nhiễm môi trường làm tổn hại đến
    nguồn thức ăn, nơi ở cũng như điều
    kiện sinh sống của sinh vật, là một trong
    những nguyên nhân dẫn đến tuyệt diệt
    của nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái.



    * Chúng ta đã làm gì khiến cho sự đa
    dạng sinh vật ở Việt Nam giảm sút, độ
    ô nhiễm môi trường tăng cao, gây ảnh hưởng
    xấu đến sản xuất và đời sống như
    thế nào?




    Thế giới sống được phân chia
    thành 5 giới là: giới Khởi sinh gồm các sinh
    vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng,
    dị dưỡng; giới Nguyên sinh gồm các sinh vật
    nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn
    giản, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng
    quang hợp; giới Nấm gồm các sinh vật nhân
    thực, đơn bào, đa bào, sống dị dưỡng
    hoại sinh; giới Thực vật gồm các sinh vật
    nhân thực, đa bào, sống tự dưỡng quang
    hợp; giới Động vật gồm các sinh vật nhân
    thực, đa bào, sống dị dưỡng.



    Các sinh vật được sắp xếp vào bậc phân
    loại từ thấp đến cao: loài – chi (giống) -
    họ - bộ - lớp – ngành - giới. Loài là bậc phân
    loại thấp nhất. Giới là bậc phân loại cao
    nhất. Loài được đặt tên theo hệ
    thống tên kép theo tiếng Latinh viết nghiêng. Ví dụ
    loài người có tên là Homo sapiens.



     

    traunuochamchoi
    traunuochamchoi
    QUẢN TRỊ VIÊN
    QUẢN TRỊ VIÊN


    Tổng số bài gửi : 76
    Age : 33
    Registration date : 12/05/2007

    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG) Empty Re: DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    Bài gửi by traunuochamchoi 13/05/08, 11:35 pm

    I. Giới
    khởi sinh
    (monera)




    Thuộc giới
    Khởi sinh
    có vi khuẩn là những sinh vật bé
    nhỏ có kích thước hiển vi (từ 1 - 3μm)
    cấu tạo bởi tế
    bào nhân sơ
    , là những sinh vật cổ sơ
    nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước
    đây. Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước,
    không khí; phương thức dinh dưỡng rất đa
    dạng: hoá tự dưỡng, quang tự dưỡng, hoá
    dị dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi
    khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác. Vi
    khuẩn lam có chứa nhiều sắc tố quang
    hợp
    trong đó có clorophyl (chất diệp lục) nên
    có khả năng tự dưỡng quang
    hợp
    như thực vật.



    Gần đây, người ta tách khỏi vi khuẩn
    một nhóm là Vi
    sinh vật
    cổ (Archaea) có nhiều đặc điểm
    khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo của
    thành tế
    bào
    , tổ chức bộ gen. Chúng có khả năng
    sống trong những điều kiện môi trường
    rất khắc nghiệt về nhiệt độ (từ
    cho đến
    và độ muối rất cao (20 – 25%). Về mặt
    tiến hoá, chúng tách thành một nhóm riêng và đứng
    gần với sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn.



    II. Giới
    nguyên sinh
    (protista)




    Giới
    Nguyên sinh
    gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào
    hoặc đa bào, rất đa dạng về cấu
    tạo cũng như về phương thức dinh dưỡng.
    Tuỳ theo phương thức dinh dưỡng người
    ta chia chúng thành: động
    vật nguyên sinh
    (Protozoa),
    Thực
    vật nguyên sinh
    (hay là Tảo – Algae)
    Nấm
    nhầy
    (Myxomycota).



    III. Giới
    nấm




    Nấm
    là sinh vật thuộc dạng tế
    bào nhân thực
    . Cơ thể có thể là đơn bào
    hoặc đa bào dạng sợi, có thành kitin (trừ
    một số ít có thành xenlulôzơ), không có lục
    lạp. Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh,
    cộng sinh (địa y). Sinh
    sản
    chủ yếu bằng bào tử không có lông và
    roi.



    Các dạng nấm
    điển hình bao gồm nấm
    men, nấm
    sợi, chúng khác nhau về nhiều đặc điểm.
    Ngoài ra, người ta còn ghép địa y (là cơ
    thể cộng sinh giữa nấm
    với tảo hoặc vi khuẩn lan) vào giới
    Nấm
    .



    IV. Các nhóm vi
    sinh vật




    Do tính chất lịch sử và để tiện việc
    nghiên cứu, người ta thường xếp các sinh
    vật nhỏ bé có kích thước hiển vi vào một
    nhóm được gọi là nhóm
    Vi sinh vật
    . Chúng có một số đặc điểm
    chung như có kích thước hiển vi, sinh trưởng
    nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường.
    Thuộc nhóm
    Vi sinh vật
    có vi khuẩn (thuộc giới
    Khởi sinh
    ), động
    vật nguyên sinh
    và tảo đơn bào (thuộc giới
    Nguyên sinh
    ) và nấm
    men (thuộc giới
    Nấm
    ). Người ta còn xếp virut vào nhóm
    Vi sinh vật
    , mặc dù hiện nay virut không được
    xem là cơ thể sống vì chúng không có cấu tạo tế
    bào
    và chúng chỉ sống khi kí sinh trong tế
    bào
    vật chủ. Virut không tồn tại và sống
    trong môi trường thiên nhiên khi ở ngoài tế
    bào
    .



    Vi
    sinh vật
    có vai trò quan trọng đối với hệ
    sinh thái
    cũng như đối với đời
    sống con người.



    Giới
    Khởi sinh
    có vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ
    đơn bào sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.



    Giới
    Nguyên sinh
    gồm các sinh vật nhân thực rất đa
    dạng, đó là các sinh vật đơn bào sống
    dị dưỡng như động
    vật nguyên sinh
    , đơn bào hoặc đa bào
    sống tự dưỡng quang
    hợp
    như tảo và sống dị dưỡng
    hoại sinh như nấm
    nhầy
    .



    Giới
    Nấm
    có các sinh vật nhân thực, đa bào, sống
    dị dưỡng hoại sinh như nấm
    men, nấm
    sợi.



    Nhóm
    Vi sinh vật
    có các sinh vật thuộc ba giới kể
    trên nhưng có chung đặc điểm là có kích thước
    hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích
    ứng cao với môi trường như vi khuẩn, động
    vật nguyên sinh
    , vi tảo và vi nấm.
    Nhóm
    Vi sinh vật
    còn có virut. Vi
    sinh vật
    cũng như virut có vai trò quan trọng đối
    với sinh
    quyển
    , đối với cây trồng, vật nuôi và
    con người.

    traunuochamchoi
    traunuochamchoi
    QUẢN TRỊ VIÊN
    QUẢN TRỊ VIÊN


    Tổng số bài gửi : 76
    Age : 33
    Registration date : 12/05/2007

    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG) Empty Re: DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    Bài gửi by traunuochamchoi 13/05/08, 11:36 pm

    I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI
    THỰC VẬT




    1. Đặc điểm về cấu
    tạo




    Giới
    Thực vật
    gồm những sinh vật nhân thực,
    đa bào. Cơ thể của chúng gồm nhiều tế
    bào
    được phân hoá thành nhiều mô và cơ quan
    khác nhau. Tế
    bào
    thực vật có thành xenlulôzơ, nhiều tế
    bào
    chứa lục lạp.



    2. Đặc điểm về dinh dưỡng



    Đa số tế
    bào
    thực vật, đặc biệt là tế
    bào
    lá có nhiều lục lạp chứa sắc tố
    clorophyl nên có khả năng tự dưỡng nhờ quá
    trình quang
    hợp
    . Thực vật sử dụng năng lượng
    ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ
    từ các chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng
    cho các sinh vật khác.



    Thực vật thường có đời sống cố
    định và tế
    bào
    có thành xenlulôzơ nên thân cành cứng chắc, vươn
    cao toả rộng tán lá, nhờ đó hấp thu được
    nhiều ánh sáng cần cho quang
    hợp
    .



    * Nêu đặc điểm thực vật thích
    nghi đời sống trên cạn mà em biết?




    Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều
    đặc điểm thích nghi với đời sống
    ở cạn (một số thực vật thuỷ sinh
    sống ở nước có một số đặc điểm
    thích nghi với môi trường nước là hiện tượng
    thứ sinh):



    - Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống
    mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí
    khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước.

    - Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn
    truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.

    - Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng.
    Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ
    để nuôi phôi phát triển.

    - Sự tạo thành hạt và quả để bảo
    vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối
    thế hệ.



    II. CÁC NGÀNH THỰC VẬT



    Thực vật có nguồn gốc từ một loài
    tảo lục đa bào nguyên thuỷ. Thực vật
    rất đa dạng, phân bố khắp nơi trên Trái
    Đất, tuỳ theo mức độ tiến hoá trong
    cấu trúc cơ thể cũng như các đặc điểm
    thích nghi với đời sống ở cạn mà giới
    Thực vật
    được chia thành các ngành là Rêu,
    Quyết, Hạt trần, Hạt kín



    III. ĐA DẠNG GIỚI THỰC VẬT



    Giới
    Thực vật
    rất đa dạng về loài,
    về cấu tạo cơ thể và về hoạt động
    sống thích nghi với các môi trường sống khác
    nhau. Hiện nay, đã thống kê và mô tả khoảng 290
    nghìn loài
    thực vật thuộc các ngành Rêu, Quyết, Hạt
    trần và Hạt kín.

    Thực vật có vai trò quan trọng đối với
    tự nhiên và đời sống con người.



    Giới
    Thực vật
    gồm những sinh vật nhân thực,
    đa bào. Thực vật có lục lạp chứa sắc
    tố quang
    hợp
    (clorophyl) nên có khả năng tự dưỡng
    quang
    hợp
    . Thành tế
    bào
    thực vật được cấu tạo bởi
    xenlulôzơ. Thực vật thường sống cố
    định.

    Giới
    Thực vật
    có nguồn gốc từ tảo lục
    đa bào nguyên thuỷ và đã tiến hoá theo hướng
    xâm chiếm các sinh cảnh ở cạn (các thực
    vật thuỷ sinh là hiện tượng thứ sinh). Giới
    Thực vật
    được chia thành 4 ngành chính là Rêu,
    Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

    Thực vật rất đa dạng về cá thể,
    về loài,
    về vùng phân bố và có vai trò quan trọng đối
    với tự nhiên và đời sống con người.

    traunuochamchoi
    traunuochamchoi
    QUẢN TRỊ VIÊN
    QUẢN TRỊ VIÊN


    Tổng số bài gửi : 76
    Age : 33
    Registration date : 12/05/2007

    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG) Empty Re: DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    Bài gửi by traunuochamchoi 13/05/08, 11:37 pm

    I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT

    1. Đặc điểm về cấu tạo

    Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.

    2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống

    Động vật không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ sẵn có của các cơ thể khác. Động vật có hệ cơ, di chuyển tích cực để tìm kiếm thức ăn. Động vật có hệ thần kinh phát triển (nhất là đối với các động vật bậc cao) nên chúng có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với biến đổi của môi trường sống.

    * Hãy nêu các đặc điểm về cấu tạo và lối sống của động vật khác biệt với thực vật?

    II. CÁC NGÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT

    Giới Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thuỷ. Giới Động vật đạt mức độ tiến hoá cao nhất trong thế giới sinh vật, phân bố khắp nơi và rất đa dạng về cá thể và loài. Trong tổng số khoảng 1,8 triệu loài sinh vật được thống kê hiện nay thì động vật đã chiếm trên một triệu loài. Nhiều loài động vật có số lượng cá thể rất lớn, ví dụ loài người có trên 6 tỉ cá thể. Có những đàn châu chấu, đàn kiến đông đến hàng chục tỉ con.

    Động vật được chia thành hai nhóm chủ yếu là động vật không xương sống (gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp và Da gai) và động vật có xương sống (động vật có dây sống chỉ có một ngành được phân chia thành các lớp: Nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).

    III. ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT

    Giới động vật rất đa dạng về loài, về cấu tạo cơ thể về hoạt động sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Hiện nay đã thống kê, mô tả trên một triệu loài động vật.

    Giới Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người.

    Giới Động vật bao gồm các sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể có nhiều hệ cơ quan phức tạp như hệ cơ, hệ thần kinh. Động vật sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh, thích ứng cao với môi trường.

    Giới Động vật có nguồn gốc chung từ tập đoàn trùng roi nguyên thuỷ và tiến hoá theo hướng ngày càng phức tạp về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng, cũng như thích nghi cao với môi trường.

    Giới Động vật được phân chia thành 2 nhóm chính là động vật không xương sống và động vật có xương sống.

    Động vật rất phong phú và đa dạng về cá thể, về loài và có vai trò quan trọng đối với tự nhiên cũng như đời sống con người.

    CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

    1. Nêu các đặc điểm của giới Động vật.
    2. Động vật khác với thực vật ở những đặc điểm nào?
    3. Nêu các đặc điểm khác biệt giữa nhóm động vật không xương sống và có xương sống.
    4. Nêu các lí do phải bảo tồn các động vật quý hiếm.

    EM CÓ BIẾT

    ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

    Việt Nam là một trong các nước có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và độ đa dạng sinh học cao. Rừng bao phủ gần 50% diện tích với hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy kéo theo hệ động vật và vi sinh vật cũng rất phong phú. Theo ước tính sơ bộ của các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam có ít nhất 15.000 loài thực vật thuộc trên 2500 chi và 378 họ khác nhau, trong đó có khoảng 2300 loài có ý nghĩa kinh tế cao được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc gia cầm, làm vật liệu xây dựng cũng như nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp giấy, công nghiệp dệt… Riêng họ Phong lan (Orchidaceae) đã có tới 800 loài, họ Đậu (Fabaceae) có tới 470 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 425 loài, họ Lúa (Poaceae) có tới 400 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) có tới 400 loài. Nhiều loài thuộc loại quý hiếm, nhiều chi thuộc loại đặc hữu (chỉ đặc trưng cho Việt Nam và vùng Đông Nam Châu Ánh sáng) cần được bảo vệ. Nhiều loài phong lan đẹp và quý là nguồn cây hoa có giá trị xuất khẩu cao, những cây gỗ rất quý như mun, trắc, gụ, lim, táu, pơmu…, cây dược liệu được liệt vào dược liệu quý như nhân sâm… Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng cả về loài quý hiếm và loài đặc hữu. Theo nghiên cứu sơ bộ có khoảng 7000 loài côn trùng, 2600 loài cá, gần 1000 loài chim, 275 loài thú và 260 loài bò sát. Chỉ tính riêng lớp Thú đã thống kê được trên 10 loài quý hiếm và 18 loài đặc hữu (voọc, cu li lùn, sao la, mang lớn, bò rừng…). Chim ở Việt Nam cũng rất phong phú, khoảng trên 1000 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm và đặc hữu như các loài gà lôi, trĩ, sếu…

    Do sự phá rừng, săn bắt mà nhiều loài thực vật cũng như động vật quý hiếm và đặc hữu đang bị đe doạ tuyệt diệt như các loài gỗ quý, các loài động vật quý thuộc tầm cỡ quốc tế như bò rừng, tê giác, voi, vượn, voọc, gà lôi, trĩ, sễu. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản vô giá của đất nước cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học, của chính phủ mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta.

    Sponsored content


    DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG) Empty Re: DÂN KHỐI B VÀO ĐÂY NHA(CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA GIỚI SỐNG)

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 10/05/24, 10:23 pm